Bánh mochi là một trong những loại bánh truyền thống của Nhật Bản được làm từ nguyên liệu làm bánh mochi đơn giản. Nếu bạn là tín đồ đối với ẩm thực nước Nhật thì không nên bỏ qua loại bánh này. Chúng ta có thể trải nghiệm văn hóa ẩm thực của nước Nhật bằng cách tự tay nấu. Bánh mochi có thể mix nhiều vị khác nhau. Bánh mochi còn là đại diện cho sự may mắn đối với nước Nhật, vì vậy bánh mochi rất được yêu thích trong các ngày lễ. Vì vậy, SunyCake sẽ chỉ cho các bạn cách làm bánh mochi từ những nguyên liệu làm bánh mochi.
Nội dung
1. Nguyên liệu làm bánh mochi cần chuẩn bị
Nguyên liệu làm bánh mochi cần những thứ sau:
- 150g đậu xanh cà vỏ(mung beans)
- 200ml nước cốt dừa(coconut milk)
- 100g đường(sugar)
- 10g dầu ăn(cooking oil)
- 20g bột nếp(glutinous rice flour)
- 1g muối(a pinch of salt)
2. Cách làm bánh mochi từ các nguyên liệu làm bánh mochi
Cách làm nhân bánh mochi lá dứa
Từ những nguyên liệu làm bánh mochi trên chúng ta sẽ bắt đầu làm bánh mochi lá dứa.
Bước 1: Đậu xanh sau khi rửa thì chúng ta ngâm với nước ấm qua đêm để cho đậu xanh mềm và nở ra. Mang đi hấp cách thủy, làm như vậy vẫn giữ được các chất trong hạt đậu xanh.
Lá dứa sau khi rửa sạch thì chúng ta cắt nhỏ ra và cho vào máy xay nhuyễn với 200ml nước. Tránh sử dụng lá dứa non vì lá dứa non nó sẽ bị đắng, nhẫn nhẫn và màu sẽ không đẹp bằng lá già. Sau đó đổ phần lá dứa xay đó qua rây, bỏ bã và lấy mỗi nước lá dứa thôi.
Bước 2:Dừa non sau khi nạo ra từ quả dừa, ta dùng dụng cụ bào nhỏ dừa ra. Không cần quá nát dừa non, nạo thành nhưng sợi nhỏ ngắn là được.
Bước 3:Đậu xanh sau khi hấp 40 phút, chúng ta lấy đậu xanh ra để nguội. Chúng ta đổ phần đậu xanh sang một cái xong vừa, cho 200ml nước cốt dừa,100g đường, 130ml nước lá dứa đã xay lúc nãy và sau đó đem hỗn hợp đó đi xay. Nên căn vừa đủ thôi vì nhiều nước cốt dừa hay nước lá dứa để khi sên nhân sẽ không bị nhão quá. Sau khi xay nhuyễn hỗn hợp đó rồi chúng ta sẽ bắc lên bếp với lửa nhỏ. Bắt đầu sên, chúng ta nên khuấy liên tục và khuấy đều để phần nhân không bị khét hay khê dưới đáy nồi.
Bước 4:Sau khi khuấy đều được 15 phút, chúng ta đổ phần dừa đã bào sợi lúc nãy vào và cùng với ½ muỗng dầu ăn. Khuấy liên tục thêm 5 phút với lửa nhỏ. Tiếp đó cho 20g bột nếp vô hỗn hợp đó và cũng tiếp tục khuấy đều. Sau khi sên nhân 30 phút thì phần nhân đã hoàn thành. Chúng ta không nên sên phần nhân quá cứng, sên nhân mềm là được. Bởi vì bánh mochi phần nhân mềm sẽ ngon hơn là nhân cứng và cứng quá thì nhân với vỏ không dính lại với nhau được mà chúng bị tách ra.
Bước 5:Lấy phần nhân và dàn đều ra một cái đĩa vũng sâu cho nguội bớt. Sau khi nguội chúng ta dàn phần nhân đó lên màng bọc thực phẩm, gói kín lại và bỏ vô tủ lạnh 30 phút. Khi bỏ tủ lạnh ngoài việc cho phần nhân cứng hơn mà còn giúp giữ cái màu xanh lâu hơn.
Cách làm vỏ bánh mochi lá dứa
Các nguyên liệu làm bánh mochi phần vỏ bao gồm là bột nếp, để vỏ bánh mềm và dẻo hơn thì nên có thêm bột năng, bột bắp.
Bước 1:Trộn 150g bột nếp, 15g bột năng, 30g bột bắp đồng thời là 120g đường, 27 ml sữa, 10g lá dứa, một chút muối lại với nhau.
Bột năng góp phần làm cho vỏ bánh dẻo hơn, nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng mà chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ thôi. Nếu quá nhiều bột năng thì vỏ bánh sẽ sần sật không ngon.
Nếu không có bột bắp thì chúng ta chỉ dùng bột nếp là được, nhưng khuyến cáo là vẫn nên dùng nha. Bột bắp góp phần làm cho vỏ bánh mềm và định hình vỏ bánh, giúp cho bánh mochi không bị chảy khi để nhiệt độ thường.
Bước 2:Dùng dụng cụ đánh trứng để trộn đều hỗn hợp. Đến khi hỗn hợp trộn đều với nhau ta mới cho 10g dầu ăn vào đánh tiếp đến khi hỗn hợp không bị tách riêng biệt là được. Sau đó bịt kín hỗn hợp bằng màng bọc thực phẩm và để bột nởtrong tầm 30 phút.
Phần bột sau khi để ủ 30 phút, để chắc chắn cho bánh mochi được mịn chúng ta sẽ rây phần bột đó. Rây đi rây lại 2 lần để cho không còn bị cấn bột chưa hòa tan.
Bước 4:Dùng ¾ lượng bột đem đi hấp cách thủy để làm vỏ bánh lá dứa. Đem đi hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
¼ lượng bột còn lại chúng ta sẽ hấp lò vi sóng. Chúng ta sẽ cho thêm 20ml sữa tươi và một lát lá dứa vào phần bột này. Chúng ta sẽ cho vào lò vi sóng 2-3 phút 1 lần và quay 2 lần nha.
Phần bột hấp cách thủy sau khi được 30 phút, chúng ta ném thử xem chín chưa. Trộn vào 50ml nước lá dứa và đảo lên đều. Đậy lại và hấp thêm 5 phút nữa là chín bột. Chúng ta lấy ra để cán bột cho đều. Để cho phần bột nguội một chút rồi chúng ta sẽ cán bột.
Bước 5: Chúng ta cán bột trên màng bọc thực phẩm đã trải sẵn. Chúng ta sẽ gấp các lớp màng bọc thực phẩm lại và lấy cây cán bột, cán bột đều ra đến khi hỗn hợp đều màu xanh của lá dứa. Sau khi bột đỗ nguội hẳn ta lấy ra và nhào đều bằng tay. Cán và nhào bột trong khoảng 5-7 phút là được một cục vỏ bột mịn. Làm tương tự với phàn bột màu trắng, sau đó bọc hai phần vỏ bánh bằng màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn đông 45 phút.
Chuẩn bị lớp bột phủ bên ngoài bánh mochi
Chúng ta kết hợp cả bột nếp và bột bánh lại với nhau để làm lớp bột phủ bên ngoài bánh mochi. Sau đó rang hỗn hợp với lửa vừa 3-5 phút, như vậy an toàn hơn khi chúng ta sử dụng bánh.
Cách tạo hình cho nhân bánh mochi
Chúng ta chia phần nhân đã làm lúc trên thành những viên bi hình tròn vừa ăn. Nắn đều và chặt nhân để nhân không bị chảy khi cuộn vào vỏ bánh.
Cách cuộn bánh mochi
Trong nguyên liệu làm bánh mochi, chúng ta nên chuẩn bị một lớp giấy nến có trải lớp bột phủ đã rang để khi tán vỏ bánh không bị dính. Chia phần bột đã cho vào ngăn đông ra thành nhiều viên nhỏ. Dùng cán bột cán thành hình tròn dẹt và phần giữ dày hơn những phần rìa vỏ bánh. Cho phần nhân đậu xanh vào, chúng ta tém gọn lại thành một miếng mochi núng nính, chúng ta sẽ tạo bánh hình tròn. Mỗi cái bánh làm như tầm 1-2 phút, mình sẽ làm hết 2 phần bột trắng và lá dứa. Vậy là đã xong một chiếc bánh mochi lá dứa thơm ngon và hấp dẫn.
3. Cách bảo quản bánh mochi
Làm mochi từ những nguyên liệu làm bánh mochi xong thì phải biết cách bảo quản mochi. Bản chất của những nguyên liệu làm bánh mochi chủ yếu là từ gạo nếp, mà những bánh từ bột nếp rất dễ hư và nhanh hư nếu chúng ta không biết cách bảo quản.Dưới đây là một số cách bảo quản bánh mochi:
3.1 Lựa chọn nguyên liệu làm bánh mochi tốt nhất, tươi nhất
3.1 Bảo quản bánh mochi ở nhiệt độ phòng
Bánh mochi có thể để ở bên ngoài với nhiệt độ phòng từ 2-3 ngày. Chúng ta nên bọc kín trong màng bọc thực phẩm và để những nơi khô ráo, không ẩm ướt nha.
3.2 Bảo quản trong tủ lạnh
Việc bảo quản bánh mochi trong tủ lạnh có vẻ khả thi và được áp dụng nhiều hơn. Khi bảo quản bánh trong tủ lạnh thì bạn cũng nên bọc bánh bằng màng bọc thực phẩm hoặc bỏ vào những cái hộp kín và cho vào tủ. Cách này bạn có thể bảo quản bánh 2 tuần.
3.3 Kết hợp với túi hút ẩm
Khi bảo quản trong hay ngoài tủ lạnh bạn nên chuẩn bị thêm một cái túi hút ẩm cho vào cái hộp có chứa bánh mochi.
Phần nguyên liệu làm bánh mochi còn dư thì chúng ta cũng bọc kín lại bằng túi thực phẩm và cất tủ lạnh.
3.4 Tránh những nơi có nhiệt độ cao
Không nên để bánh mochi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nguyên liệu làm bánh mochi chủ yếu là bột nếp rất dễ chảy khi gặp nóng và ẩm, vì vậy chúng ta cần để bánh tránh xa.
Chúng ta không dám chắc những cách trên có hiệu quả hay không, nên khi sử dụng chúng ta cũng nên kiểm tra để an toàn với bản thân. Khi bạn thấy bánh mochi bạn làm có những dấu hiệu sau thì bạn tuyệt đối không được sử dụng như: Xuất hiện vị lạ, mùi ôi, vỏ bánh nhớt nhớt, bánh bị chuyển màu. Có một trong những biểu hiện trên chứng tỏ bánh bạn đã bị hư và bạn nên vứt bánh đi.
4. Ý nghĩa bánh mochi đối với người dân Nhật Bản
Nhật Bản là nước rất chú trọng tới văn hóa, nên vào những ngày lễ tết họ rất cẩn trọng và tỉ mỉ cho từng chi tiết. Việc lựa chọn nguyên liệu làm bánh mochi và làm bánh mochi là bánh truyền thống gắn liền với văn hóa, chứng tỏ bánh mochi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Vào những ngày lễ
Vào những ngày lễ tết, Việt Nam mình thường có bánh tét, bánh chưng thì họ có bánh mochi. Họ thường dâng lên tổ tiên những chiếc bánh mochi để cầu nguyện cho gia đình có sức khỏe và sống trường thọ. Họ có một truyền thống nữa là vào những ngày này họ thường lựa những nguyên liệu làm bánh mochi tốt nhất, nướng bánh mochi, họ tin rằng ăn bánh mochi tại lễ Dondo-yaki sẽ đem lại sức khỏe cho cả năm.
Trong lễ dựng nhà mới
Bởi đối với người Nhật bánh mochi là biểu tượng của sự may mắn. Nên những sự kiện quan trọng như xây nhà mới thì càng không thể thiếu. Những người phụ trách dựng nhà sẽ có trách nhiệm ném những chiếc bánh mochi ra trước hiên nhà.Với ý nghĩa là các vị thần sẽ phù hộ cho quá trình xây nhà của họ được diễn ra êm đẹp, thành công và không gặp trắc trở gì trong quá trình xây dựng nhà.
Bánh mochi, món bánh cho sự ngọt ngào, mềm dẻo và là một biểu tượng của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Chỉ từ những nguyên liệu cơ bản, cùng với sự tỉ mỉ và tinh tế của người nấu, đã tạo ra món bánh khó quên cho những ai đã ăn thử. Bạn là người thích một món ăn tinh tế và thích trải nghiệm văn hóa ẩm thực nước khác, thì bánh mochi là lựa chọn tuyệt vời.
Vậy là hôm nay Sunycake đã giới thiệu cho bạn cách làm bánh mochi lá dứa thơm ngon tại nhà. Chỉ từ những nguyên liệu làm bánh mochi cơ bản, Sunycake chúng mình đã giúp bạn được trải nghiệm một phần văn hóa nước Nhật, thật tuyệt vời.Hãy lưu lại ngay công thức này để bạn bè và người thân bạn cũng được trải nghiệm món bánh ngon này nha. Và đừng quên theo dõi chúng mình ngay để nhận thêm nhiều thông tin giá trị và bổ ích cho bạn.
Thông tin liên hệ
Tên doanh nghiệp: SunyCake
Địa chỉ: Chung cư 9x house, kp1, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 0399487017
Gmail: sunycakeshop@gmail.com
Website: https://sunycake.com/
Facebook: https://www.facebook.com/sunycakebakery